Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Vẫn mãi là đóa hoa hồng
Đứng lấp ló sau hàng chè tàu trước ngôi nhà có mái ngói đỏ rực. Chi nhón chân nhìn vào bên trong nơi cánh cửa sổ được mở rộng ra hơn mọi ngày, người đàn ông ngồi đọc sách, thỉnh thoảng ngẫn đầu nhìn lên rồi lại cúi xuống tiếp tục chăm chú vào quyển sách trong tay.

Bất chợt bóng người đàn bà thoáng hiện ra trước cánh cửa lớn của ngôi nhà, nhìn quanh quẩn một vòng ngoài vườn rồi dừng lại phía Chi đứng. Giật mình, Chi ngồi vụt xuống, lòng hồi hộp lo sợ bị phát giác. Nhưng một lúc không thấy động đậy, Chi bật người nhỏm dậy băng ngang qua hàng chè tàu, vụt qua cây trứng gà trước mặt ngôi nhà, chạy thẳng một mạch xuống con đường nhỏ trong xóm.




Về đến nhà, Chi chưa dám bước vội vào còn đứng ôm lòng ngực thở hắt ra mấy cái mới đi thẳng vào nhà. Cố giữ hơi thở bình thường trước mặt mẹ. Nhưng dường như mẹ biết Chi vừa hì hục chạy về, bà không nhìn lại, nói:

-Con lại chạy nữa phải không. Mẹ đã từng dặn con gái chừng này tuổi đi đứng đàng hoàng không chạy nhảy ngoài đường, người ta nhìn vào lại cười cho.




Giọng nói của mẹ không đượm một tí gì quở trách khiến Chi an tâm. Đứng trước mặt mẹ, Chi cười cười:

-Con chỉ chạy có chút xíu trước khi vào nhà thôi mà mẹ.

Mẹ nhìn Chi mắng yêu:

-Thôi vào ăn cơm đi. Mẹ nấu sẵn để trên bàn đó. Ăn xong ra quán giúp mẹ dọn dẹp để ngày mai mở cửa hàng. Còn nữa, bài vở con đã làm xong chưa?

Chi nhìn mẹ gật đầu.

-Xong hết rồi mẹ. Mẹ không ăn với con sao?

Bà lắc đầu, bảo mẹ không đói. Đây là thói quen của mẹ mỗi ngày. Lúc nào mẹ cũng nấu sẵn như vậy. Ngay từ lúc nhỏ, Chi đã biết điều này. Cho dù mẹ bận rộn chăng nữa bà cũng nấu để sẵn như thế. Lớn lên trong căn nhà chỉ có hai mẹ con, Chi hay chú ý những công việc mẹ làm, từng cử chỉ của mẹ. Chi cũng thường bắt gặp mẹ đôi khi ngồi đăm chiêu nghĩ ngợi, nhưng khi mẹ bị Chi bắt gặp, bà cố gượng cười không nói.




Chi lớn lên trong một gia đình dường như không có nội, ngoại. Người duy nhất bên phía ngoại chỉ có cậu Đang. Cậu giúp đỡ mẹ từ thuở Chi mới lọt lòng cho mãi đến bây giờ. Chỉ có tình thương yêu bao la của cậu, mẹ con Chi mới đứng vững cho đến ngày hôm nay.




Cậu thường hay ôm Chi vào lòng và nói:

-Sau này con lớn khôn phải có hiếu với mẹ. Mẹ con chịu nhiều gian nan kể từ ngày con ra đời. Nói xong cậu lắc đầu và dừng lại không hề nói thêm lời nào nữa.




Riêng Chi, nhiều lần muốn tìm hiểu mẹ về câu nói của cậu Đang nói, nhưng hể nhìn thấy mặt mẹ, Chi lại không dám hỏi. Với tuổi mười ba, Chi nhận thấy mình lớn khôn hơn so với những đứa bạn cùng tuổi. Chi giúp đỡ mỗi khi mẹ cần, chứ không bay nhảy như những đứa trẻ khác. Câu nói của cậu Đang ám ảnh mãi hoài trong đầu, lúc nào nhìn mẹ ngồi đăm đăm suy nghĩ, Chi lại không yên tâm. Chỉ có một lần mẹ nói:




-Mẹ con mình có được căn nhà hôm nay là do lòng tốt của cậu mợ Đang. Nếu không có cậu mợ đùm bọc mẹ con Chi giờ nay đã lang thang đầu đường xó chợ rồi.

Ngôi nhà mẹ con Chi hiện đang ở nằm trên miếng đất của cậu mợ. Mẹ không đời nào quên ơn.

Mẹ còn dặn dò Chi:

Nếu không đền đáp được kiếp này, con phải thay mẹ nhớ ơn cậu mợ.




Chỉ biết bao nhiêu đó. Từ ngày khôn lớn Chi cũng không hề thấy một người nào thân thuộc đến thăm viếng mẹ. Cũng chưa một lần mẹ nhắc nhở đến. Mặc dù không hỏi mẹ, nhưng Chi cảm thấy mẹ có nỗi khổ riêng muốn che giấu.

Buổi chiều sau giờ học, thường ngày Chi đi về nhà thật nhanh thay vội áo quần ra hàng giúp mẹ, nhưng hôm nay trước khi đi học mẹ dặn Chi về nhà không cần ra quán phụ mẹ. Mẹ cho hay chiều nay đóng cửa sớm hơn mọi ngày để qua nhà cậu mợ ăn giỗ. Nghe mẹ căn dặn từ sáng sớm, Chi thủng thỉnh về nhà chứ không vội vàng như mọi khi.

Về đến nhà vẫn còn sớm, không có mẹ sự yên tĩnh trong căn nhà khiến Chi cảm thấy lẻ loi. Kiểm soát bài vở cho ngày mai đâu vào đó, nhìn lên mặt đồng hồ thấy còn những hai tiếng nữa mẹ mới về, không có chuyện gì để làm. Lục lạo mấy cái thùng mẹ để yên từ lâu trong góc phòng chưa hề đụng tới. Chi lôi lên một quyển sách nằm tuốt dưới đáy thùng giấy. Bìa khá cứng đã ngã qua màu bạc. Tò mò Chi dở ra từng trang. Mấy trang đầu viết chữ nghiêng nghiêng bằng màu tím với những bài thơ, Chi lật qua chứ không thèm đọc. Hơi chán nản, định bỏ lại kéo nắp thùng đậy kín. Nhưng chưa kịp gấp lại, một tấm hình trắng đen rơi xuống bên cạnh, Chi vội nhặt lên xem. Người trong hình không ai xa lạ, đó là mẹ. Tấm hình đen trắng cũng đã phai màu trở thành vàng nhạt. Có lẽ hình mẹ trước khi có Chi, vì mái tóc mẹ dài và kẹp sau gáy.




Trông mẹ đẹp và khá lạ. Chi ngồi phệch xuống đất, lật qua vài trang giấy nữa, mới biết đây là quyển nhật ký mẹ giữ từ lâu. Nửa muốn cất vào lại trong thùng, nhưng bản tính tò mò muốn biết mẹ mình viết gì. Nhớ lại những điều cậu Đang nói với Chi trước đây, khiến đầu óc Chi tăng thêm mối tò mò hơn nữa. Không biết mẹ có giận khi Chi đọc lén quyển nhật ký của mẹ không. Phân vân mãi, cuối cùng Chi cũng dán mắt vào những hàng chữ viết bằng tay của mẹ.

Mẹ viết:




Cái ngày chờ đợi rồi cũng đã đến. Ba mẹ Thịnh đã cho người mang lễ vật đến xin ngày hỏi tôi cho Thịnh. Tôi hân hoan chờ đợi ngày này từ lâu.




...Biết gia đình ông bà Phủ, ba mẹ của Thịnh chỉ có một mình anh con một. Mặc dù anh Đang và chị Bình có hỏi tôi đã suy nghĩ chín chắn chưa sao lại vội vàng gật đầu đồng ý. Anh cũng biết rõ gia đình Thịnh. Anh chị bảo, thường những gia đình con một như Thịnh khó khăn khi về làm dâu người ta. Có chăng nữa cũng không mang lại hạnh phúc, vì sự ganh ghét giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nhưng tôi không mảy may để ý đến câu nói của anh Đang và chị Bình, tôi vẫn giữ nguyên ý định làm vợ của Thịnh. Phần ba mẹ tôi, vui mừng vì tôi được làm dâu ông bà Phủ. Mẹ tôi nói phước cho tôi gặp được gia đình có quyền lực và tiền bạc nhất làng. Riêng phần tôi cho rằng mình đã chọn đúng con đường cho tương lai.




Mẹ tôi chuẩn bị cho tôi gói hành trang tinh thần trước khi về làm dâu nhà Thịnh. Mẹ căn dặn, phải biết nhịn nhục, chịu đựng, phải biết ăn ở sao cho ba mẹ khỏi mang tiếng không dạy dỗ con, phải yêu thương ba mẹ Thịnh như chính ba mẹ mình, còn nhiều ...nhiều điều hơn vậy nữa...




Những lời mẹ căn dặn tôi vẫn nhớ kỹ. Hy vọng về nhà Thịnh tôi sẽ được tình yêu thương của ông bà Phủ, ba mẹ Thịnh.

Đám cưới diễn ra that linh đình. Tôi hãnh diện với đám bạn mình là kẻ được gặp may mắn nhất.




Về làm dâu ông bà Phủ thật không mấy dễ dàng, nhưng được mẹ dạy dỗ nên tôi cũng đã vượt qua hai năm sau khi cưới. Cuộc sống tôi và Thịnh đôi lúc cũng có vài trở ngại, bởi Thịnh không bao giờ làm mất lòng ba mẹ, nhất là mẹ. Đôi lúc ngẫm nghĩ, tôi thấy lời anh Đang và chị Bình thật không sai. Thịnh đi làm, tiền lương hàng tháng đều đưa mẹ giữ, mỗi tháng bà trích ra một phần nhỏ đưa cho tôi. Ăn ở đều do ba mẹ Thịnh sắp đặt.




Lẩn quẩn trong nhà hoài, đôi khi tôi cũng muốn về thăm nhà, nhưng mẹ Thịnh ngăn cản, bà bảo mặc dù không có công việc gì nhưng ông bà không muốn khi Thịnh đi làm, tôi một mình ra đường, vì thế sự đi lại thăm ba mẹ tôi cũng phải hạn chế. Tôi có đề cập chuyện này với mẹ, nhưng dường như mẹ tôi cũng đồng ý, cho dù bà không nói ra, nhưng thái độ của mẹ khiến tôi cảm nhận được. Ba tôi quan niệm con gái là con người ta, một khi đã về nhà chồng thì phải ở nhà hầu hạ mẹ chồng mà thôi.




Sau hơn hai năm, tôi đã có triệu chứng làm mẹ, Thịnh và ba mẹ chồng tôi hân hoan chờ đợi. Thời gian mang thai đứa con trong bụng làm cho tôi cảm thấy khuây khỏa và vui mừng làm sao. Thời giờ rãnh rỗi, tôi may từng chiếc mền hoa, từng tấm áo nho nhỏ cho con. Nỗi vui mừng không lâu cho đến một hôm tôi bị trượt chân và ngã xuống sàn nhà. Thịnh lập tức chở tôi vào bệnh viện. Sau sự cấp cứu tận tình của bác sĩ, đứa bé được ra đời và cũng là lần cuối cùng tôi được làm mẹ.

Đứa bé ra đời trước đôi mắt dửng dưng của ông bà Phủ. Bởi ông bà luôn nghĩ sẽ có đứa cháu trai để nối dòng, mà khổ một nỗi sau khi mổ xong, tôi không còn sinh sản được nữa. Thịnh vẫn vào bệnh viện thăm mẹ con tôi.  Nhưng đến ngày xuất viện không thấy Thịnh không đến đón, tôi lặng lẽ ôm con về nhà không một ai chào đón. Những ngày nằm nhà ôm con thật tủi thân, mẹ Thịnh hằn học đủ điều.




Con càng ngày càng lớn, thì nước mắt tôi càng ngày càng trào dâng. Ông bà Phủ than vắn thở dài khi nhìn mặt đứa cháu nội. Dưới mắt một người  me. con tôi như thiên thần, con bé xinh đẹp chưa biết một điều gì xảy ra trong đời sống, luôn luôn nhoẻn miệng cười ngây thơ.




Dạo này ông bà Phủ và Thịnh thường thường ngồi to nhỏ, tôi chỉ nghĩ có lẽ vì đứa cháu gái khiến ông bà buồn, chứ không dám suy nghĩ gì hơn. Tôi cảm thấy mình có tội trong gia đình bởi lẽ không thể sinh thêm cháu cho ba mẹ Thịnh, tôi chấp nhận, cúi đầu khi cả nhà nhìn tôi bằng những đôi mắt không còn thiện cảm. Tôi cố gắng làm bằng mọi cách như thể chuộc hết lỗi lầm tôi, nhưng lại không hữu hiệu.




Một hôm, như mọi ngày tôi thức dậy lo làm bữa ăn sáng cho gia đình, với cử chỉ nhẹ nhàng sợ đánh mất giấc ngủ của ba mẹ Thịnh. Bất chợt nghe tiếng thì thầm bên cạnh phòng, giọng bà Phủ:

-Con cứ việc đem nó về ở trong nhà, ba mẹ ủng hộ con. Còn việc con Hằng không còn sinh sản được nữa, có ở trong nhà này cũng thế thôi. Không lẽ con để ba mẹ chết đi không có đến một đứa cháu ôm lư hương hay sao, dù sao cũng phải có cháu trai nối dõi dòng họ nữa chứ! Lỡ mai sau khi ba mẹ không còn, con cháu gái chỉ biết ôm của về cho gia đình chồng, tiền bạc do ba mẹ để lại sẽ theo nó mà đi.




Giọng ông Phủ:

-Mẹ nó cứ để từ từ xem sao.

-Còn từ từ gì nữa chứ, con Hằng có còn sinh đẻ được gì nữa mà từ từ. Thằng Thịnh đem con vợ nhỏ nó về đây là việc cần thiết.

Tôi sững sờ khi nghe những câu nói của những người trong gia đình chồng. Giọng Thịnh khe khẻ:

-Để con nói chuyện này với Hằng. Con cũng muốn giải quyết cho xong việc. Cô ta cứ nằng nặc đòi con mang về nhà. Nên hôm nay con hỏi ý kiến ba mẹ. Còn Hằng, không bằng lòng con cũng phải quyết định, mọi chuyện coi như xong xuôi. Ba mẹ yên tâm.

Nghe Thịnh nói, tim tôi thót lại, sững sờ, đầy nghẹn ngào. Tay chân tôi lạnh ngắt. Còn nỗi khổ nào hơn nữa. Thịnh có người đàn bà khác trong lúc tôi chẳng hề hay biết.




Khi mọi người bước ra ngồi lại với nhau trong bàn ăn, tôi lẳng lặng rút vào phòng khóc thầm. Đôi mắt Thịnh nhìn tôi đầy vẻ khó chịu. Anh hậm hực bỏ ra ngoài không nói lấy một lời. Suốt ngày hôm nay tôi như người mất hồn, một mình ngồi ôm con lo cho ngày mai không biết số phận hai mẹ con tôi sẽ như thế nào. Thịnh đã quyết định, tôi biết nói làm sao. Nhìn con nằm mỉm cười trong tay, tôi buồn tủi cùng cực.




Sự lo lắng trong lòng cũng phải xảy ra khi chiều đến, Thịnh gọi tôi vào phòng và nói hết mọi điều. Tôi ngồi nín lặng như người câm điếc, chỉ lấy giọt nước mắt thay thế mọi lời.




Thịnh nói xong bỏ đứng dậy bước ra khỏi căn phòng chẳng hề quay lại không một cử chỉ xót thương mẹ con tôi. Bàng hoàng, chua xót, khi Thịnh quyết định đem người đàn bà khác về ở trong căn nhà này coi tôi như một vật vô tri vô giác. Tôi cuống quít ôm tay Thịnh níu kéo tình nghĩa vợ chồng. Mặc cho tôi hạ mình năn nỉ quỳ gối xin xỏ khóc lóc mong Thịnh hãy nghĩ tình tôi dành cho Thịnh, anh đã lạnh lùng nhìn tôi lắc đầu:




-Đây không là ý kiến riêng của anh, mà cả ba mẹ nữa. Em không còn sinh sản, mà ba mẹ lại cần có đứa cháu trai để nối dõi dòng họ. Anh biết làm sao hơn. Dù gì em và con vẫn được ở lại trong căn nhà này không cần phải đi đâu. Lúc nào ba mẹ sẽ coi em là đưa con dâu đầu tiên của ba mẹ, em không phải lo lắng.




Tôi thật không ngờ có ngày Thịnh tàn nhẫn và bạc bẽo với tôi như vậy. Tôi đâu cần tiền bạc hay bất cứ điều gì không gia đình này, tôi chỉ cần có Thịnh sống bên cạnh mẹ con tôi như ngày nào mà thôi.




Ông bà Phủ đem lời khuyên nhủ tôi nên ưng thuận đề nghị của Thịnh, tôi một mực lắc đầu không thể nào chấp nhận được. Thấy không lay chuyển được tôi, mẹ Thịnh ra điều kiện:




-Nếu tôi không đồng ý, cứ việc ra khỏi nhà nhưng phải để con lại cho Thịnh hoặc tôi có thể mang con theo, nhưng không được nhận một khoản tiền phụ cấp nào của Thịnh cả.




Tôi cũng biết mình cô thế trước gia đình Thịnh và tình yêu Thịnh đối với tôi đã quá ư nguội lạnh, dẫu có năn nỉ cũng không thể lung lay được lòng Thịnh. Đàng nào Thịnh cũng sẽ mang người đàn bà về ở trong ngôi nhà này, làm sao tôi có thể sống nỗi khi mỗi ngày nhìn thấy cái cảnh oái ăm này được. Suy nghĩ mãi, cuối cùng tôi đành chấp nhận ôm con ra đi, không thèm nhận lấy đồng nào do ông bà Phủ đưa.




Ngày tôi bồng con nhỏ rời khỏi ngôi nhà ông bà Phủ, khi cánh cửa sau lưng đóng ập lại tôi đã cố đè nén giọt nước mắt trên khuôn mặt mình. Tôi run sợ bước đi không hề một lần quay mặt lại. Ra khỏi cửa, tôi muốn quỵ ngã. Chẳng biết phải đi về đâu, cuối cùng tôi lê người bước thẳng về nhà anh Đang. Bước đi không vững, nhưng khi nhìn con đang bồng trên tay, tôi đã cố gắng lần mò từng bước một. Vừa nhìn thấy chị Bình, tôi không còn sức lực nào nữa, cả thân hình tôi lao vào cánh cửa, dường như cả bầu trời đổ ập xuống xuống trên người tôi. Mắt tôi tối tăm, miệng không nói đến nửa lời và tôi đã gục xuống…...




Đến khi tỉnh dậy, chị Bình đang ngồi bên cạnh. Vừa nhìn thấy tôi mở mắt chị ôm chầm lấy tôi mà khóc. Ngơ ngác một lúc, tôi mới vực dậy nhìn quanh tìm con. Đứa bé đang nằm yên trên tay anh Đang. Anh ra dấu bảo tôi đừng lên tiếng, con bé khóc lóc vòi vĩnh đòi mẹ mãi. anh mới dỗ nó vừa ngủ xong. Tôi ôm lấy chị Bình khóc òa, kể lể:

-Em không còn sinh sản được nữa, chẳng qua là kẻ tàn phế mà thôi. Dẫu  được cưới hỏi đàng hoàng thế mà bây giờ em bị người ta xua đuổi ra khỏi nhà như một kẻ ăn mày. Suốt hai đêm không ngủ, em ngồi dưới chân giường xin xỏ Thịnh bỏ ý định xua đuổi mẹ con em, anh vẫn không hề nao núng. Cuối cùng em xin nghĩ đến con, nhưng không thể lay chuyển lòng Thịnh.




Chị Bình cầm tay tôi nước mắt ứa trào:

-Thôi em, đã đến nước này rồi có khóc lóc cũng chẳng làm gì được. Cứ ở lại đây với anh chị. Ngày mai chị sẽ cho ba mẹ hay.

Tôi nhắm nghiền hai mắt nức nở không biết nói năng ra sao, sự tủi hờn nghẹn ngào trong lòng tôi.





Trở về nhà anh Đang sau cơn mưa buổi chiều chừng như không dứt. Cố nén lại nói chuyện xảy ra giữa tôi và Thịnh với ba mẹ, nhưng dường như mẹ con tôi đã làm cho ông bà thất vọng. Mẹ trách tôi. Mẹ cằn nhằn bảo sao quyết định quá vội vàng, sao không chờ từ từ rồi hãy tính. Ba tôi không nói năng, nằm dài trên giường cứ mườn mượt thở dài. Tôi chỉ biết khóc mà không thể kể hết nỗi khổ đau trong lòng cho ba mẹ thông cảm và hiểu cho tôi. Trong không khí khá nặng nề, biết không thể ở lại thêm nữa tôi đứng lên xin phép ba mẹ ra về.




Ra khỏi nhà, tôi không biết mình phải làm gì trong lúc này, tâm trạng tôi hoang mang, ngơ ngẫn. Tôi cứ ngỡ nơi căn nhà nhỏ của ba mẹ sẽ là điểm tựa là nơi cứu cánh mẹ con tôi, nhưng tôi đã hoàn toàn thất vọng.




Ngồi lại trên chiếc ghế đá chờ xe bus, tay buông xuôi để nước mắt tôi hòa theo những giọt mưa chiều xỏa xuống ướt đẫm tóc tai. Tôi cảm thấy cô đơn cùng cực, không biết ngày mai sẽ ra sao. Một chiếc xe lăn nhanh qua trên con đường nhựa, nước dưới đường tung tóe phủ lên mặt, nhưng tôi không hề để ý đến, trong lúc những đôi mắt tò mò đang nhìn về phía tôi.




Đến bây giờ tôi mới thấy thấm thía cuộc đời. Tôi đã không còn gia đình. Mái ấm của mẹ con tôi đã bị cướp mất rồi.

Thật thểu bước về nhà anh Đang. Chị Bình đón tôi nơi cánh cửa, chị nhìn tôi e dè:

-Sao em, ba mẹ nói gì không.

-Không.

-Không lẽ ba mẹ không hỏi chuyện em và Thịnh hay sao?.

-Em nghĩ ba mẹ khá hơn ông bà Phủ một chút, là em được bước vào nhà, nhưng em không hiểu nỗi cảm nghĩ của ba mẹ.




Chị Bình nhìn tôi ái ngại lắc đầu không nói. Có tiếng khóc của con bé, tôi cúi đầu lầm lủi bước vào trong.

Đêm ôm con trong đôi tay nằm ngủ, tôi đã chống chọi với những ý nghĩ trong đầu. Cái chết lẩn quẩn không nguôi. Suy nghĩ suốt đêm, cuối cùng chỉ biết ôm con mà khóc và táo bạo quyết định.




Buổi sáng trở dậy sau khi chào hỏi chị Bình, tôi ôm con lẳng lặng bước ra khỏi căn nhà. Chị Bình nhìn diện mạo âu sầu của tôi, chị gọi giật lại:

-Mới sáng em bồng con đi đâu sớm thế? Sương thấm vào con bé, ốm bây giờ. Thủng thỉnh hãy đi.

Anh Đang ngồi ở cạnh bàn cũng bảo tôi đem cháu vào nhà, có đi đâu để nó ở nhà với chị. Tôi khoát tay cho anh chị yên tâm, ý định đã nãy ra từ đêm qua, tôi không thể bỏ được. Không để ý anh chị nói gì sau đó, tôi lầm lũi bước thẳng đến bờ sông. Nhìn giòng  nước tôi bỗng rùng mình cảm thấy hồi hộp lạ thường. Con bé vẫn yên ngủ chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra cho đời nó. Cúi đầu, chân vẫn tiếp tục bước. Buổi sáng lạnh lẽo, dưới giòng sông nước vẫn im lìm chảy. tôi hôn con và thì thầm:

-Mẹ đã suy nghĩ tận cùng, không còn con đường nào hơn để giải thoát cho mẹ con mình, thôi đành chọn con đường này con nhé. Mẹ chỉ biết xin lỗi con, hãy thông cảm cho mẹ.




Nước mắt tôi chảy dài, nhòe nhoẹt, bước chân tôi nhanh hơn, đôi chân tôi lành lạnh. Bỗng tiếng khóc thét của con bé vang lên và mơ hồ như có bàn tay kéo mạnh tôi lên từ làn nước. Người đàn ông hét bên tai tôi:

-Côø có điên không? Sao tay đang bồng con lại bước xuống sông thế hả.




Tôi như người vừa tỉnh ngủ, nước mắt tôi tuông chảy, không ngăn được nỗi tủi hờn, tôi nghẹn ngào ôm chặt con trong tay cúi mặt khóc òa. Trước mặt, ông ta vẫn giữ cứng đôi vai tôi, nhẹ giọng:

-Thôi để tôi đưa cô về nhà, chiếc quần ướt cả rồi.

Ông rút chiếc khăn tay trong túi  đưa cho tôi. Miệng thở dài.

-Cô định liều à, hãy bình tĩnh, nếu không vì mình thì hãy nghĩ đến con nữa chứ, sao lại làm những chuyện dại dột như thế.

Đôi mắt tôi ướt đẫm khi nghe ông ta nhắc nhở đến con. Người tôi lạnh run lên bần bật. Con bé bỗng dưng mỉm cười nhìn mẹ. Lòng tôi quặn thắt.

-Thôi để tôi đưa cô và cháu về nhà nhé.

Tôi để mặc cho ông ta kéo tay. Tôi cảm thấy đôi chân trần mình dẫm lên bãi cỏ còn ướt đẫm sương. Anh Đang từ xa chạy ùa tới, miệng kêu lên:

-Em! Anh nghẹn ngào không thốt nên lời, ôm tôi trong tay.

Người đàn ông thả tay tôi, miệng than van:

-Sao anh lại để chị ra nông nỗi này.

Anh Đang nói cám ơn ông ta, giọng se lại:

-Không, ông chớ vội nghĩ lầm...nó là em gái tôi.

Người đàn ông luống cuống vội vàng xin lỗi.

-Anh đưa cô ấy về. Chỉ một chút nữa thì...

-Thật cám ơn ông vô cùng. Sáng nay nó bồng con nhỏ ra đi, tôi đã có linh cảm một điều gì không ổn, nhưng không ngờ em tôi lại dại khờ đến thế. Quay lại phía tôi, anh nói trong nước mắt:

-Em ngu ngốc quá. Chuyện gì rồi cũng được giải quyết êm đẹp cả, không có lý do nào em phải tuyệt vọng như thế. Em phải nghĩ đến con nữa chứ.

Tôi đứng im lìm, cứ để mặc nước mắt chảy dài. Tôi đang khóc cho tôi và khóc cho đứa con bé bỏng trên tay.







Từ cái quán nhỏ nhờ anh chị Đang giúp vốn, tôi không thể nào ngờ chỉ trong vòng vài  năm sau nhờ dành giụm được số tiền và cất được ngôi nhà trên miếng đất anh chị Đang san sẻ cho tôi.




Riêng phần con bé càng lớn càng giống Thịnh. Âu đó cũng là sự an ủi cho tôi khi buồn tủi, nếu như không có con bên cạnh tôi đã gục ngã từ lâu. Lạ hơn những đứa đứa khác, con bé chưa một lần hỏi về người cha của nó. Tuy nhiên, tôi không hề đá động đến gia đình bên nội của con, để mặc thời gian trôi qua đi.




Tôi cứ ngỡ sau bao năm Thịnh mang người đàn bà về để sinh sản, để có cháu nối dõi cho dòng họ, nhưng cuối cùng người đàn bà đó cũng đã bỏ nhà ra đi biệt tăm.




Có lần Thịnh tìm đến xin tôi tha thứ, nhưng dường như nước mắt tôi đã khô cạn, nên tôi cứ để mặc cho Thịnh van lơn xin xỏ. Cuối cùng biết không lay chuyển được, Thịnh bỏ ra về và không hề một lần lai vãng...







... Nước mắt Chi chảy dài ướt đẫm những trang giấy nhật ký của mẹ.

Từ lâu, mặc dù mẹ không nói về người cha của mình, nhưng Chi nghe được những người hàng xóm kể lại. Đã nhiều lần Chi len lén đứng nhìn vào nhà ông bà nội. Người vẫn thường ngồi đọc sách đó chắc chắn là cha mình. Người cha mà hằng đêm Chi thầm ao ước được cha ôm vào lòng. Nhưng nay Chi mới hiểu được và muốn được chia sẻ nỗi khổ đau của mẹ.




Mẹ chưa một lần nhắc nhở hay than phiền hoặc nói lên một lời nào về ông bà nội và cha cho Chi nghe. Đã nhiều năm tháng dài, mẹ ôm nỗi khổ, chịu đựng mình không hề than thở. Có chăng, Chi chỉ nghe tiếng thở dài não ruột của mẹ. Đọc những trang nhật ký của mẹ, Chi thương mẹ vô vàn. Càng thương mẹ Chi càng kính trọng sự hy sinh của mẹ hơn...




Có tiếng mở cửa, biết mẹ đã về Chi gấp vội quyển nhật ký của mẹ, tay lau nước mắt còn đọng lại trên khuôn mặt.

Tiếng mẹ vang lên như mọi ngày:

-Chi ơi!

Không ngại ngùng, con bé chạy ùa ra ôm mẹ vào lòng nói một hơi như chưa bao giờ nói trước đây:

Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con thương mẹ nhất đời.

Và nước mắt con bé chảy dài từng giòng nối tiếp nhau.

Người mẹ không hiểu điều gì đã xảy đến, nhưng bà quàng tay ôm chặt con bé vào lòng miệng mỉm cười...

 


Quách Y Lành

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Nhánh Sông Của Biển (19-11-2012)
    Dòng Nước Lũ (05-11-2012)
    Màu Thời Gian (14-06-2012)
    Đóa hồng trắng giữa ngày Xuân (14-01-2012)
    Tội đồ trong kinh thánh? (19-12-2011)
    Mưa hạ (28-06-2011)
    Nơi có những cây tùng xanh biếc (20-03-2011)
    Khi mặt trời trốn mất (13-01-2011)
    Tội đồ trong kinh thánh? (21-12-2010)
    Đóa hồng trắng giữa ngày Xuân (14-12-2010)
    Ngọn đồi hoa tím. (19-11-2010)
    Tìm lại  (08-11-2010)
    Vạt nắng còn lại - Phần 2  (03-09-2010)
    Vạt nắng còn lại (03-09-2010)
    Trơ Trọi - Phần 2  (03-09-2010)
    Trơ Trọi (03-09-2010)
    Nụ Hoa Tường Vi - Phần 2 (03-09-2010)
    Nụ Hoa Tường Vi - Phần 1 (03-09-2010)
    Nó phần 2 (03-09-2010)
     (03-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152855242.